Hai hãng xe Dongfeng và Changan của Trung Quốc đàm phán sáp nhập
Thứ Năm, 03/04/2025 - 13:47 - loanpd
Dongfeng Mage. Ảnh: Dongfeng.
Chuyên trang Paultan dẫn nguồn tin từ New York Times cho hay 2 nhà sản xuất ôtô Trung Quốc là Dongfeng Motor và Chongqing Changan Automobile đang trong quá trình đàm phán chuyên sâu về khả năng sáp nhập.
Cả hai được cho là đã bắt đầu thảo luận chi tiết về cách thức sáp nhập hoạt động của mình, đồng thời cũng đã thông báo cho các đối tác nước ngoài về kế hoạch được đề xuất.
Hồi tháng 2, đã có những đồn đoán về khả năng sáp nhập của 2 nhà sản xuất ôtô quốc doanh này, sau khi có thông tin công ty mẹ của cả hai chuẩn bị các kế hoạch tái cấu trúc.
Hiện, Dongfeng và Changan sản xuất tổng cộng khoảng 5 triệu ôtô mỗi năm. Dù khối lượng sản xuất khá lớn, cả 2 vẫn chưa khai thác hết công suất các nhà máy của mình.
Thương hiệu Deepal của Changan xuất hiện tại triển lãm ôtô ở Bangkok hồi năm 2024. Ảnh: BIMS.
Theo các báo cáo từng được công bố, nhà máy của Dongfeng chỉ hoạt động khoảng 48% công suất trong năm ngoái. Con số này của Changan là 47%, thấp hơn khá nhiều so với ngưỡng có thể sinh lời, vốn phải nằm trong khoảng từ 60% đến 80%.
Việc sáp nhập sẽ cho phép 2 hãng xe hợp nhất hoạt động, giảm chi phí đồng thời thành lập nên tập đoàn ôtô lớn nhất Trung Quốc, qua đó tăng tính cạnh tranh trên thị trường ô tô.
Các nguồn tin bên lề chưa được xác thực cho rằng Chính phủ Trung Quốc - vốn là bên sở hữu hoàn toàn các công ty mẹ của Dongfeng và Changan - đang xem xét việc sáp nhập như một cách để loại bỏ dần các nhà máy sản xuất cũ, tiến đến thúc đẩy sản xuất xe điện.
Nhà máy của liên doanh Changan Ford tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Hiện, nhiều nhà sản xuất ôtô quốc doanh tại Trung Quốc vẫn đang dựa vào các đối tác liên doanh nước ngoài để tạo ra doanh số và lợi nhuận.
Theo Paultan, chính quyền Trung Quốc đang muốn thay đổi điều này bằng cách thúc giục các hãng xe thuộc sở hữu nhà nước trở nên độc lập hơn về mặt công nghệ, đổi mới và tăng khả năng cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực xe năng lượng mới.
Ở thời điểm hiện tại, chưa rõ quá trình sáp nhập sẽ tác động ra sao đến liên doanh giữa Dongfeng và Changan với các đối tác nước ngoài.
Tại Trung Quốc, Changan đã hợp tác với Ford trong hơn 2 thập kỷ, còn Dongfeng có liên doanh lâu dài với Honda và Nissan.
Nếu Dongfeng và Changan hợp nhất, doanh số hàng năm có thể vượt 4,5 triệu xe, vượt qua BYD. Hai hãng này, cùng với FAW và SAIC là "Big 4" ôtô quốc doanh tại Trung Quốc.
Việc sáp nhập toàn bộ giữa Dongfeng và Changan gặp nhiều thách thức do sự khác biệt về cấu trúc sở hữu. Dongfeng hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước độc lập, trong khi Changan nằm dưới sự kiểm soát của China South Industries Group (CSGC). Việc tái cơ cấu lớn như vậy không chỉ đòi hỏi tái tổ chức các nhà sản xuất mà còn cả các khoản đầu tư và công ty con.
Ngoài ra, cả Dongfeng và Changan đều có lịch sử thương hiệu mạnh mẽ và có sự chồng chéo về dòng sản phẩm trong phạm vi giá. Một cuộc sáp nhập có thể dẫn đến cạnh tranh nội bộ và làm suy yếu thương hiệu. Cấu trúc quản lý cũng cần phải được tích hợp, thêm vào sự phức tạp vốn có trong việc tái cơ cấu vốn.
Khi ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp nhà nước ngày càng chịu nhiều áp lực để tồn tại trong quá trình chuyển đổi sang xe năng lượng mới. Khi các đơn vị tư nhân như BYD và Liên minh HIMA của Huawei chứng kiến sự tăng trưởng và mở rộng ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước sẽ cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Xe Hyundai có gì khiến người Việt liên tục xuống tiền?
Gần 600 xe Nissan Kicks tại Việt Nam bị triệu hồi
Toyota Corolla Cross trở lại định hình lại cuộc đua doanh số
Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới
Xe Nhật, Hàn, Trung giảm mạnh hơn 50 Triệu nên mua ngay mẫu nào?
Có thể bạn quan tâm
-
Chrysler và loạt phát minh tiên phong đã định hình tương lai ngành ô tôChrysler đang tổ chức lễ kỷ niệm trọng đại đánh dấu cột mốc 100 năm lịch sử đổi mới nơi tôn vinh những mẫu xe mang tính biểu tượng đã góp phần định hình tiêu chuẩn chất lượng và bản sắc của ngành công nghiệp ô tô Mỹ suốt thế kỷ qua.
-
Mazda CX-5 bứt tốc doanh số, Territory và Tucson tiếp tục hụt hơiĐợt giảm giá sâu xuống dưới mốc 700 triệu đồng trong tháng 4 đã tạo cú hích lớn cho Mazda CX-5, đưa mẫu xe này vươn lên dẫn đầu toàn phân khúc với thị phần lũy kế chiếm tới 40%.
-
Chevrolet Corvette gần 60 tuổi gây choáng với ngoại hình như xe mớiDù đã gần 60 năm tuổi, một chiếc xe cổ Chevrolet Corvette đời 1967 vẫn còn nguyên bản như mới và chỉ chạy hơn 37.000km.
-
Chính sách thuế của ông Trump làm giảm 1,55 triệu xe trong sản lượng ôtô toàn cầuSản lượng ôtô toàn cầu dự kiến giảm 2% trong năm 2025 do ảnh hưởng của thuế quan từ Mỹ.
-
Giá Sedan phổ thông tháng 6 tiếp tục rớt thảmBước sang tháng 6, các mẫu sedan phổ thông thuộc phân khúc B và C tiếp tục đẩy mạnh chương trình ưu đãi sâu, tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm giữ chân khách hàng trước làn sóng giảm giá “kịch sàn” đang lan rộng trên thị trường ô tô.