Chiến tranh Toyota (Toyota War) là gì?
Thứ Năm, 22/08/2024 - 16:26 - hoangvv
Nếu bạn từng nghe đến Toyota War thì sẽ nghĩ đây là sẽ là cuộc chiến thương mại, cạnh tranh giữa các hãng xe hoặc một cuộc chiến đấu tranh giành quyền lực của gia tộc sở hữu thương hiệu Toyota. Nhưng Toyota War là tên một cuộc chiến thực sự có trong lịch sử.
Những chiến binh Chad trên một chiếc xe bán tải Toyota Land Cruiser
Sơ lược về Chiến tranh Toyota
Chiến tranh Toyota diễn ra vào năm 1987 tại Bắc Chad và trên biên giới Chad - Libya, là giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Chad - Libya. Nó lấy tên từ những chiếc xe bán tải Toyota, chủ yếu là Toyota Hilux và Toyota Land Cruiser, được sử dụng để cung cấp khả năng di chuyển cho quân đội Chad khi họ chiến đấu với quân Libya như là phương tiện kỹ thuật quân sự. Cuộc chiến năm 1987 đã dẫn đến một thất bại nặng nề cho Libya, theo các nguồn tin của Hoa Kỳ, nước này đã mất một phần mười quân đội, với 7.500 người thiệt mạng và 1,5 tỷ đô la thiết bị quân sự bị phá hủy hoặc bị bắt giữ. Trong khi đó, lực lượng Chad đã phải chịu 1.000 thương vong.
Đầu năm 1987, năm cuối cùng của cuộc chiến, lực lượng viễn chinh Libya vẫn còn ấn tượng với hơn 300 xe tăng, nhiều bệ phóng tên lửa và pháo thông thường, trực thăng Mi-24 và hơn 60 máy bay chiến đấu. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang quốc gia Chad (FANT) không có sức mạnh không quân, khả năng cơ động hạn chế và ít vũ khí chống tăng và phòng không. Chad là một lãnh thổ hải ngoại trước đây của Pháp, vì thế Pháp đã hỗ trợ FANT bằng cách cung cấp khoảng 400 chiếc Toyota pickup được trang bị tên lửa chống tăng. Mặc dù không có ghi chép chính thức tại sao Pháp quyết định chuyển cho Chad những chiếc Toyota thay vì xe tăng, người ta chỉ biết rằng những chiếc xe này rẻ hơn đáng kể so với xe quân sự HUMVEE.
Không ai có thể đánh giá được rằng những chiếc bán tải của Toyota lại đóng một vai trò quan trọng như vậy trong lịch sử chiến tranh. Đây là một câu chuyện ít người biết đến về một đội quân gồm 400 chiếc Toyota pickup được trang bị thô sơ đã đánh bại một lực lượng tinh nhuệ được trang bị cả xe tăng và máy bay.
Chiến tranh Toyota cũng đại diện cho sự chuyển đổi sang chiến thuật chiến tranh sa mạc do FANT phát triển. Đầu tiên là không kích tầm gần, sau đó là quân mặt đất tiến qua đất nước bằng xe jeep, xe tải địa hình Toyota và xe bọc thép hạng nhẹ thay thế cho xe bọc thép bánh xích nặng nề. Chính những chiếc bán tải Toyota Hilux và Land Cruiser mới là loại vũ khí hiệu quả nhất trong các cuộc chiến ở Châu Phi hay Trung Đông.
Tại sao bán tải Toyota được ưa chuộng ở Trung Đông
Nhắc đến Toyota, không thể không nhắc đến sự bền bỉ và đáng tin cậy khi xe của hãng luôn nằm trong danh sách các sản phẩm xe bền bỉ, ít hỏng vặt nhất ở nhiều khảo sát trong những năm qua. Trong số đó, phải kể đến mẫu bán tải Hilux vốn đã có tiếng là giá rẻ, dễ điều khiển và động cơ khỏe.
Ngoài bền bỉ, những chiếc xe Toyota như Hilux hay Land Cruiser còn được đánh giá là loại phương tiện thực dụng, có thể chở người và hàng hóa một cách dễ dàng dù điều kiện địa hình, khí hậu và chính trị khá phức tạp tại khu vực Trung Đông.
Cho tới nay không thể phủ nhận sự tin cậy và bền bỉ của dòng xe bán tải Toyota bao gồm Hilux và Land Cruiser pickup trong mọi điều kiện thời tiết và ở bất cứ chiến trường nào trên thế giới. Trong các cuộc chiến tranh suốt mấy chục năm vừa qua, danh tiếng của những chiếc bán tải Toyota luôn được khẳng định so với các đối thủ. Chưa có chiếc xe nào được các bên tham chiến sử dụng nhiều hơn Toyota Hilux và Land Cruiser pickup nhằm gia tăng mức độ cơ giới hoá trong chuyên chở binh sĩ và vũ khí trang bị. Từ cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Somali, Sudan đến các cuộc nội chiến ở Libya, Syria và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS. .. đâu đâu cũng thấy hình bóng của Toyota pickup.
Các nhóm phiến quân ra đời như nấm mọc sau mưa tại rất nhiều quốc gia và chẳng thuộc phe nào trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Như là một phương tiện lý tưởng cho các chiến binh, Toyota Hilux trở thành thứ không thể thiếu bởi vì chúng quá rẻ, dễ sửa chữa và độ bền bỉ của chúng là thứ mà lực lượng nổi dậy cần để di chuyển trên những vùng đất khắc nghiệt ở Bắc Phi và Trung Đông.
Không phải Nissan Navara (Pickup), Mitsubishi L200 (Triton) hay Ford Ranger, Toyota Hilux và Land Cruiser Pickup mới là chiếc xe được lựa chọn hàng đầu cho các phe tham chiến.
Tin cũ hơn
Xế cổ Toyota Land Cruiser BJ40 cực hiếm ở Việt Nam
Xế cổ Porsche 911 Targa độc lạ có giá hơn nửa triệu đô
Đất hiếm cho ngành ô tô của Việt Nam: Tiềm năng lớn nhưng khó làm chủ
Với trữ lượng lớn thứ hai thế giới, đất hiếm tại Việt Nam không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn là điều kiện trao đổi công nghệ cao trong nhiều ngành, trong đó có ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, việc khai thác, xuất khẩu đất hiếm ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Siêu xe McLaren GT từng của đại gia 9x Cần Thơ rớt giá chục tỷ khi mới đi được 3 năm
Jaguar Land Rover đổi thương hiệu thành JLR và tiết lộ logo mới
Có thể bạn quan tâm
-
Ford Mustang GTD: mẫu xe cơ bắp mạnh nhất lịch sửKể từ khi ra mắt chính thức vào tháng 9/2023, đến nay Ford Mustang GTD mới được Hiệp hội Kỹ sư ô tô Hoa Kỳ (SAE) công nhận là mẫu xe cơ bắp Mỹ mạnh nhất lịch sử.
-
Cận cảnh Land Rover Defender 90 Rally phiên bản xe đuaMẫu Land Rover Defender 90 Rally vừa ra mắt sẽ thi đấu trong các giải đua địa hình trên toàn cầu trong mùa giải 2024.
-
Top 10 xe điện có quãng đường di chuyển ấn tượng nhất trên thị trườngTrong danh sách 10 mẫu xe điện có phạm vi hoạt động ấn tượng nhất hiện nay, có đến 3 mẫu xe đang được phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của xe điện tại nước ta, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các dòng xe hiện đại, thân thiện với môi trường, và có khả năng di chuyển xa.
-
Toyota Hilux độ 6 bánh biến hình thành xe quân sựVới tên gọi MUV, chiếc Toyota Hilux được Supacat của Úc biến hình thành một chiếc xe quân sự có thể chở cả quân nhân, vũ khí và các thiết bị quân sự.
-
Top 10 xe nhanh nhất từng được sản xuất tại MỹTrang TopSpeed mới đây đã liệt kê ra danh sách 10 mẫu xe được sản xuất tại Mỹ có tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay.