Xe điện BEV là gì và cấu tạo xe điện chi tiết nhất

Thứ Bảy, 09/12/2023 - 17:30

Chính bởi vì chạy bằng điện, nên loại ô tô này không có khí thải và lược bỏ đi những bộ phận của hệ thống nhiên liệu thông thường như: bình nhiên liệu, bơm

Xe ô tô điện (EV - Electric Vehicle) hay còn gọi là xe thuần điện (BEV - Battery Electric Vehicle) đều được trang bị một hoặc nhiều mô tơ điện để thay thế cho động cơ đốt trong. Những chiếc xe này sử dụng một bộ nguồn ắc quy kéo để truyền năng lượng tới mô tơ điện và cần được sạc tại các trạm sạc hoặc điện lưới.

Mới đây, hãng xe ô tô Việt Nam là VinFast cũng đã cho ra mắt các mẫu xe ô tô chạy bằng điện, có thể sẽ ra mắt vào đầu tháng 10/2021 này.

Xe ô tô điện của VinFast

Chính bởi vì chạy bằng điện, nên loại ô tô này không có khí thải và lược bỏ đi những bộ phận của hệ thống nhiên liệu thông thường như: bình nhiên liệu, bơm nhiên liệu, đường ống nhiên liệu… Vậy bài viết sau đây, trung tâm VATC sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem, cấu tạo xe điện như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

  • Cấu tạo xe điện như thế nào?
  • Phạm vi hoạt động của động cơ điện

Cấu tạo xe điện như thế nào?

Cấu tạo xe ô tô điện về cơ bản bao gồm hai bộ phận chính là bộ pin và động cơ điện. Ngoài ra, xe điện còn có một số bộ phận khác như hệ thống điều khiển, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống chiếu sáng,…

  • Bộ pin là bộ phận lưu trữ năng lượng điện cho xe hoạt động. Bộ pin thường được đặt ở phía dưới sàn xe hoặc ở phía sau xe. Bộ pin có thể là loại pin lithium-ion, pin lithium-polymer hoặc pin nickel-metal hydride.

Cấu tạo của xe ô tô điện

  • Ắc quy phụ: Trên một chiếc xe truyền động bằng điện, nguồn pin phụ cung cấp năng lượng cho các thiết bị trên xe hoạt động.
  • Cổng sạc: Cổng sạc cho phép người dùng kết nối phương tiện với nguồn điện bên ngoài để sạc ắc quy.
  • Bộ chuyển đổi DC/DC: Thiết bị này chuyển đổi nguồn DC áp cao từ ắc quy thành nguồn DC áp thấp cần thiết để các thiết bị trên xe hoạt động và sạc lại cho ắc quy phụ.
  • Động cơ điện/motor điện: Cấu tạo xe ô tô điện sử dụng năng lượng từ bộ nguồn ắc quy, mortor này dẫn động các bánh xe. Là bộ phận chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng cơ học để làm quay bánh xe. Động cơ điện thường được đặt ở phía sau xe. Một số phương tiện khác còn sử dụng tổ hợp động cơ và máy phát (motor generators) thực hiện cả 2 chức năng truyền động và tái sinh năng lượng.

  • Onboard charger: Nó sử dụng nguồn điện AC được cung cấp qua cổng sạc và chuyển đổi chúng thanh nguồn DC để sạc cho bình ắc-quy. Bộ phận này theo dõi các thông số của ắc-quy như điện áp, nhiệt độ, dòng và trạng thái sạc.
  • Bộ điều khiển điện tử công suất (Power Electronics Controller): Bộ phận này quản lý dòng điện năng được cung cấp từ ắc-quy, điều khiển tốc độ quay của mô tơ điện và momen xoắn mà nó tạo ra.
  • Hệ thống làm mát (Thermat System): Hệ thống này giúp xe ô tô điện duy trì một phạm vi nhiệt độ thích hợp cho động cơ/motor điện và các bộ phận khác.
  • Bộ ắc quy kéo: Lưu trữ điện để cung cấp tới mô tơ.

Truyền động (điện) – Transmission (Electric)

Phạm vi hoạt động của động cơ điện

Hiện nay, xe điện thường có phạm vi hoạt động trong mỗi lần sạc ngắn hơn so với các phương tiện thông thường tương đương cho mỗi lần cung cấp đầy nhiên liệu.

  • Hiệu quả và phạm vi lái xe của xe điện thay đổi đáng kể tùy vào điều kiện vận hành xe.
  • Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao từ bên ngoài có xu hướng giảm phạm vi vì chúng phải sử dụng nhiều điện năng hơn để điều chỉnh nhiệt độ của cabin.
  • Tốc độ xe cao sẽ làm phạm vi hoạt động giảm, vì năng lượng cần thiết để vượt qua lực cản so với chạy nhanh dần đều, tăng tốc đột ngột làm giảm phạm vị.
  • Tải nặng hoặc tăng độ nghiêng cũng làm giảm phạm vi hoạt động của động cơ điện.
Chia sẻ

Tin cũ hơn

Hộp số ly hợp kép DCT: cấu tạo, nguyên lý hoạt động & cách sử dụng

Hộp số ly hợp kép DCT là cụm tư viết tắt của Dual-Clutch Transmission có cấu tạo bao gồm: các bánh răng và 2 ly hợp hoạt động độc lập giúp chuyển số nhanh và tiết kiệm nhiên liệu.

Các đời xe Ford Everest: lịch sử hình thành, các thế hệ

Ford Everest là mẫu SUV cỡ D được Ford Motor Company sản xuất từ năm 2003. Được thiết kế và cung cấp chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với cơ sở sản xuất ở Thái Lan. Sau hơn 20 năm gia nhập vào thị trường xe hơi, Ford Everest đã trải qua 3 thế hệ nâng cấp với nhiều phiên bản cải tiến khác nhau.

Các đời xe Nissan Navara: lịch sử hình thành, các thế hệ

Nissan Navara là dòng xe bán tải có xuất xứ từ Nhật Bản với các đời D21, D22, D40 và D23. Cái tên Navara được sử dụng ở Úc, New Zealand, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Nam Phi. Ở một số khu vực Châu Mỹ và các thị trường khác, dòng xe ra mắt thị trường với tên gọi Nissan Frontier hoặc Nissan NP300.

Tìm và xóa đèn báo lỗi động cơ ô tô: Những điều cần biết

Để xóa đèn báo lỗi động cơ (Check Engine) một loại đèn cảnh báo tổng quát nhất trong số tất cả các loại đèn trên xe ô tô, bởi vì nó liên quan tới rất nhiều

Fuel Cell – Cơ bản Pin nhiên liệu

Fuel Cell - Pin nhiên liệu sử dụng năng lượng hóa học của hydro hoặc các nhiên liệu khác để sản xuất điện sạch và hiệu quả. Nếu hydro là nhiên liệu, thì sản phẩm duy nhất là điện, nước và nhiệt. Pin nhiên liệu là duy nhất về sự đa dạng của các ứng

Có thể bạn quan tâm

  • Thông số kỹ thuật VinFast VF 3 2024
    Thông số kỹ thuật VinFast VF 3 2024
    Hãng xe Việt vừa chính thức công bố chi tiết thông số kỹ thuật của mẫu VinFast VF 3 sau màn ra mắt và chốt giá vào ngày hôm qua.
  • Ý nghĩa của thông số mô-men xoắn là gì
    Ý nghĩa của thông số mô-men xoắn là gì
    Momen xoắn đặc trưng cho khả năng chịu tải tức thời của động cơ. Mô-men xoắn càng cao, xe càng "bốc" và kéo khỏe nhưng không đạt được vận tốc cao. Đa số các xe địa hình, máy kéo, xe lu được thiết kế để có mô-men xoắn lớn.
  • Mitsubishi Triton: lịch sử hình thành, các thế hệ trên Thế Giới và Việt Nam
    Mitsubishi Triton: lịch sử hình thành, các thế hệ trên Thế Giới và Việt Nam
    Mitsubishi Triton là mẫu xe bán tải được sản xuất vào năm 1978 bởi công ty Mitsubishi Motors Nhật Bản. Xe được ra mắt với 3 phiên bản: Single Cab, Clab Cab và Double Cab. Từ khi ra đời cho đến nay, Mitsubishi Triton đã có 5 thế hệ được ra mắt trên thị trường và luôn là dòng xe đem lại lượng khách hàng lớn cho phân khúc xe bán tải.
  • Ưu nhược điểm của camera lùi và cảm biến lùi, có gì khác nhau?
    Ưu nhược điểm của camera lùi và cảm biến lùi, có gì khác nhau?
    Ngày nay, những thiết bị như camera lùi hoặc cảm biến lùi đang dần thay thế cho sản phẩm gương chiếu hậu. Đây là 2 thiết bị công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn, giúp bạn dễ dàng lùi xe trong lúc tham gia giao thông. Vậy chúng có gì khác nhau?
  •  Lịch sử hình thành các đời xe Mitsubishi Outlander trên thế giới và Việt Nam
    Lịch sử hình thành các đời xe Mitsubishi Outlander trên thế giới và Việt Nam
    Mitsubishi Outlander là mẫu SUV hạng C đến từ Nhật Bản và được sản xuất vào năm 2001. Ít ai biết rằng, dòng xe này ban đầu mang tên Mitsubishi Airtrek khi được giới thiệu lần đầu tiên tại Nhật.