Bí quyết kiểm tra hệ thống cảnh báo trên ô tô mà mọi tài xế cần biết

Thứ Hai, 19/08/2024 - 20:52 - tienkm

Những tín hiệu cảnh báo trên ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp tài xế duy trì an toàn cho cả xe và hành khách.

Do vậy việc kiểm tra, nhận biết các dấu hiệu này đặc biệt quan trong và các lái xe phải thực sự lưu ý.

Một số đèn cảnh báo thường gặp:

Đèn cảnh báo phanh tay bật sáng: Điều này có thể do phanh tay chưa được hạ hoàn toàn khi đạp ga. Khi gặp tình huống này, cần kiểm tra và nhả phanh tay ngay lập tức.

  • Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ: Đây là dấu hiệu cho thấy nhiệt độ động cơ đã vượt quá giới hạn cho phép.
  • Nguyên nhân: Có thể do nước làm mát cạn kiệt hoặc hệ thống làm mát gặp trục trặc, như bộ ổn nhiệt hỏng hoặc quạt thông gió hoạt động liên tục, dẫn đến việc động cơ quá nóng và tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn.

Cách xử lý: Ngay khi phát hiện đèn cảnh báo này, hãy dừng xe và kiểm tra mức nước làm mát. Nếu két nước còn ít hoặc đã cạn, cần châm thêm nước làm mát. Sau đó, tắt máy và chờ khoảng 30 phút đến 1 giờ để động cơ nguội. Nếu đèn cảnh báo vẫn sáng, tốt nhất nên gọi cứu hộ để đưa xe đi kiểm tra. Không nên tiếp tục khởi động xe, vì nhiệt độ quá cao có thể gây hỏng hóc nghiêm trọng như bó máy, cong vênh, thậm chí phá hủy động cơ.

Lưu ý: Nếu đèn cảnh báo nhiệt độ sáng lặp lại nhiều lần, hãy đưa xe đến xưởng dịch vụ để kiểm tra toàn bộ hệ thống làm mát.

Các ký hiệu cảnh báo rủi ro trên xe hơi.

- Đèn cảnh báo áp suất dầu thấp: Tín hiệu này có thể chỉ ra rằng dầu động cơ đang thiếu hoặc bơm dầu gặp trục trặc, có thể do đường dẫn bị tắc hoặc sử dụng dầu nhớt kém chất lượng.

Cách xử lý: Ngay lập tức dừng xe và kiểm tra mức dầu nhớt. Nếu cần, hãy nhờ hãng hoặc dịch vụ hỗ trợ kiểm tra hệ thống bôi trơn để tránh hư hỏng động cơ do thiếu dầu.

- Đèn cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số tự động: Hiện tượng này cho thấy nhiệt độ dầu hộp số đang vượt quá mức an toàn.

Nguyên nhân: Có thể do xe vận hành liên tục ở tốc độ cao hoặc dầu hộp số không đạt tiêu chuẩn.

Cách xử lý: Dừng xe để làm nguội động cơ và hộp số, tránh tiếp tục vận hành khi nhiệt độ quá cao.

- Đèn cảnh báo trợ lực lái (EPS): Đây là dấu hiệu cho thấy cảm biến trợ lực lái có thể bị lỗi hoặc hỏng.

Cách xử lý: Căn chỉnh lại cảm biến bằng thiết bị chuyên dụng hoặc thay thế nếu cần.

- Đèn cảnh báo hệ thống túi khí: Báo hiệu rằng hệ thống túi khí gặp sự cố.

Cách xử lý: Mang xe đến trung tâm dịch vụ hoặc đại lý chính hãng để kiểm tra và sửa chữa.

- Đèn cảnh báo lỗi ắc qu: Đèn này cho thấy ắc quy có thể đã cạn hoặc gặp trục trặc. Tín hiệu này thường xuất hiện khi động cơ tắt.

Cách xử lý: Kiểm tra và sạc lại ắc quy hoặc thay thế nếu cần.

- Đèn báo khóa vô lăng: Cho biết vô lăng đang bị khóa.

Cách xử lý: Kiểm tra và mở khóa vô lăng để tiếp tục vận hành.

- Đèn báo công tắc khóa điện: Chỉ ra rằng khóa điện đang ở trạng thái đóng.

Cách xử lý: Bật công tắc khóa điện để tiếp tục sử dụng xe.

- Đèn báo dây an toàn chưa thắt: Có một hoặc nhiều dây an toàn chưa được thắt chặt.

Cách xử lý: Kiểm tra và thắt dây an toàn trên tất cả các ghế ngồi.

- Đèn báo cửa xe mở: Một hoặc nhiều cửa xe chưa được đóng kín.

Cách xử lý: Kiểm tra và đóng kín tất cả các cửa xe để đảm bảo an toàn.

- Đèn báo nắp ca-pô, cốp xe mở: Nắp ca-pô hoặc cốp sau xe chưa được đóng chặt.

Cách xử lý: Kiểm tra và đóng kín nắp ca-pô và cốp xe để đảm bảo xe hoạt động an toàn.

- Đèn cảnh báo hệ thống chống bó cứng phanh (ABS): Báo hiệu rằng hệ thống ABS có thể không hoạt động hoặc hoạt động kém.

Nguyên nhân: Cảm biến ABS bị bẩn hoặc hỏng, hoặc xe bị sa lầy trong bùn hoặc tuyết.

Cách xử lý: Đưa xe đến xưởng dịch vụ để kiểm tra và sửa chữa hệ thống ABS.

- Đèn cảnh báo hệ thống cân bằng điện tử (ESC): Hệ thống này giúp xe duy trì độ ổn định khi gặp điều kiện đường trơn trượt.

Cách xử lý: Kiểm tra và kích hoạt hệ thống chống trượt để tăng cường an toàn khi lái xe.

- Đèn báo áp suất lốp thấp: Một hoặc nhiều lốp xe có thể bị thiếu hơi.

Cách xử lý: Kiểm tra và bơm hơi các lốp xe đạt tiêu chuẩn yêu cầu.

- Đèn cảnh báo má phanh: Má phanh của một hoặc nhiều bánh xe đã mòn quá mức.

Cách xử lý: Đưa xe đi kiểm tra và thay má phanh nếu cần.

- Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động: Hộp số tự động gặp lỗi.

Cách xử lý: Ngừng lái xe ngay lập tức và gọi cứu hộ để đưa xe đến trung tâm sửa chữa.

- Đèn báo lỗi hệ thống treo: Hệ thống treo của xe đang gặp trục trặc.

Cách xử lý: Đưa xe đến gara hoặc đại lý chính hãng để kiểm tra hệ thống treo.

- Đèn báo giảm xóc: Có thể do hệ thống giảm xóc gặp lỗi hoặc xe đang chở quá tải.

Cách xử lý: Kiểm tra tải trọng xe và đưa xe đi kiểm tra nếu không quá tải trọng quy định.

- Đèn cảnh báo phanh: Đèn này cho thấy hệ thống phanh có thể gặp lỗi (không sáng khi đạp phanh).

Cách xử lý: Kiểm tra và thay thế đèn phanh ngay lập tức để đảm bảo an toàn.

- Đèn báo sắp cạn nhiên liệu: Báo hiệu rằng xăng hoặc dầu sắp hết.

Cách xử lý: Đến cây xăng gần nhất để tiếp thêm nhiên liệu.

- Đèn cảnh báo nguy hiểm: Đèn này cho biết hệ thống cảnh báo nguy hiểm đang hoạt động.

Cách xử lý: Bật đèn cảnh báo nguy hiểm để thông báo cho các phương tiện khác tránh xa.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Tai nạn là chuyện không của riêng ai, mẹo giúp chị em phụ nữ tránh nhầm chân ga và chân phanh

Sẽ không thừa nếu các chị em phụ nữ tự trang bị những kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống. Cùng CafeAuto học nhanh những mẹo sau để tránh nhầm chân ga vs chân phanh.

Để tránh xe tải, xe container an toàn lưu ý những kinh nghiệm sau

Nếu bạn lái một chiếc ô tô con đi cạnh chiếc xe container, ngước nhìn lên thì quả là chênh lệch khá lớn, cả chiều cao của một chiếc của bạn cũng chỉ hơn lốp xe tải lớn một chút.

Cách đổi giấy phép lái xe trực tuyến qua mạng online

Việc đổi giấy phép lái xe qua internet không chỉ giúp người dân tiết kiệm được thời gian công sức, mà còn giảm được khá nhiều chi phí do không phải nghỉ làm để đi đến tận nơi làm thủ tục.

Nguyên nhân khiến ô tô có hiện tượng bồng bềnh khi di chuyển

Xe ô tô bồng bềnh, chòng chành mang đến cảm giác lái không yên tâm và kém an toàn, làm giảm trải nghiệm của người lái xe.

Bí quyết lái xe trên cát: Tránh sa lầy, chinh phục mọi địa hình

Không giống như lái xe trên đường nhựa, điều khiển phương tiện trên cát yêu cầu tài xế phải trang bị kỹ năng vững vàng nhằm tránh nguy cơ sa lầy hoặc gây ra những sự cố không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm