Vị trí đặt con đội thay lốp dự phòng không bị hỏng xe

Thứ Hai, 03/06/2024 - 06:02

Việc đặt sai vị trí con đội có thể khiến gầm xe hư hỏng và thậm chí xe bị sập gầm trong quá trình kích.

Con đội là gì?

Con đội là thiết bị được sử dụng để nâng các vật nặng có trọng lượng lớn, cồng kềnh mà con người không thể thực hiện được.

Thiết bị có khả năng nâng những vật có trọng lượng từ hàng chục, hàng trăm tấn, bởi vậy mà nó rất quan trọng, được ứng dụng tại các tiệm sửa chữa, gara ô tô, nhà máy sản xuất máy móc và xưởng sửa chữa thiết bị công nghiệp.

Vị trí đặt con đội

Sau khi đã đảm bảo được các yếu tố an toàn, bạn có thể bắt đầu tiến hành việc thay lốp.

Đầu tiên là chuẩn bị đầy đủ lốp dự phòng, bộ dụng cụ thay lốp. Sau đó cần vặn lỏng các bu lông giữ bánh xe trước khi nâng lên, nếu xe có máy vặn bu lông điện thì bạn có thể bỏ qua bước này.

Nới lỏng bu lông theo hướng đối xứng, loại lazăng 5 lỗ thì nới lỏng theo hình ngôi sao 5 cánh.

Vị trí đặt con đội thay lốp dự phòng không bị hỏng xe. (Ảnh minh họa).

Bước tiếp theo là dùng con đội để nâng xe lên, vị trí đặt thường được đánh dấu và ghi hướng dẫn trong bộ dụng cụ thay lốp. Không được đặt con đội ở vị trí tùy tiện, trường hợp đặt vào nơi không có khả năng chịu lực sẽ gây nguy hiểm cho bản thân cũng như phương tiện.

Vị trí kích xe là ở dưới lườn (xe khung liền khối) và ở thanh giằng bắt ngang khung xe bên dưới (xe chassic rời).

Để chắc chắn chúng ta nên tham khảo trong sách hướng dẫn sử dụng trước, trường hợp xe không đánh rãnh bắt kích thì chúng ta xác định vị trí kích xe là 1 gang tay từ 2 phía đầu lườn. Chỉ dừng lại khi bánh xe bị hỏng đã nhấc khỏi mặt đất.

Khi đã nâng hẳn lốp lên khỏi mặt đường, tiếp tục tháo rời các bu lông và tiến hành lấy bánh xe bị hỏng ra. Bánh xe này nên đặt phía dưới gầm trong quá trình thay bánh mới. Thực hiện ngược lại quá trình tháo lốp cũ để lắp lốp mới vào, các bước gồm siết cố định bu lông giữ bánh theo chiều kim đồng hồ, hạ con đội, siết chặt bu lông giữ bánh.

Xem thêm Hướng dẫn tự thay lốp dự phòng ô tô đơn giản

Một số hư hỏng phổ biến trên con đội

Trong quá trình làm việc, con đội sẽ không thể tránh khỏi những sự cố hỏng hóc phát sinh; đặc biệt là con đội cơ khí thường bị mòn lõm và mòn lệch.

Thân con đội có hiện tượng bị mòn côn, mòn méo, bị nứt vỡ

Đối với con đội dùng cho xupap đặt xảy ra hiện tượng bị chờn cháy ren bu lông, đai ốc điều chỉnh, mòn đầu tiếp xúc với đuôi xupap.

Các van của con đội thủy lực bị mòn và hỏng lò xo.

Ngoài các hiện tượng mòn mặt tiếp xúc với cam thì con đội con lăn còn bị mờ ở các chốt bạc

Nguyên nhân 

Do các chi tiết của con đội phải chịu lực ma sát lớn trong quá trình làm việc, thiếu dầu bôi trơn, dầu bôi trơn nhiễm bẩn hoặc sử dụng không đúng loại.

Nguyên nhân tiếp theo là do quá trình lắp ráp không đúng kỹ thuật, điều chỉnh sai, hoặc bảo dưỡng không đúng định kỳ và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Khi nào cần thay má phanh ô tô?

Má phanh mòn có thể khiến hệ thống phanh hoạt động không không ổn định vì vậy việc nắm chắc tình trạng má phanh có thể giúp người tiêu dùng chọn được thời điểm thay thế hợp lý.

Dấu hiệu nhận biết đèn pha ô tô bị hỏng

Đèn pha ô tô là trang bị quan trọng để xe vận hành trong điều kiện trời tối, vì thế, tài xế cần biết những dấu hiệu đèn pha xe bị hỏng để kịp thời sửa chữa.

Những lý do bạn nên vệ sinh nội thất “xế cưng” định kỳ?

Nội thất ô tô là không gian tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất với chủ xe và hành khách, do đó sau thời gian sử dụng các chi tiết bên trong cabin xe sẽ bị bám bụi, nếu không được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức khoẻ, sự an toàn trong suốt hành trình.

Cách thay đèn xi nhan xe ô tô

Đèn báo rẽ, hay còn gọi là đèn xi nhan, có chức năng giúp tài xế gửi tín hiệu khi chuẩn bị rẽ, đồng thời cảnh báo về tình trạng hư hỏng của xe để các phương tiện khác có thể nhận biết và tránh xa.

Cần kiểm tra hạng mục gì trên ô tô sau hành trình dài ngày

Sau kỳ nghĩ Tết Âm lịch dài ngày, những xưởng gara, trung tâm dịch vụ đã đi vào hoạt động cũng là lúc chủ xe nên kiểm tra lại một số hạng mục để chiếc xe luôn vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách kiểm tra điều hoà ô tô chuẩn nhất
    Cách kiểm tra điều hoà ô tô chuẩn nhất
    Hệ thống điều hòa ô tô là một bộ phận cần thiết, đòi hỏi phải được bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ, bởi tần suất hoạt động của nó gần như liên tục.
  • Tại 10.000 km, các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 cần lưu ý
    Tại 10.000 km, các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 cần lưu ý
    Mazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.
  • Tại sao không nên sạc đầy pin xe ô tô điện
    Tại sao không nên sạc đầy pin xe ô tô điện
    Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ tối ưu cho pin xe điện, mức sạc lý tưởng nên duy trì trong khoảng 20-80%. Ngoài ra, quá trình sạc từ 80% đến 100% không chỉ mất nhiều thời gian hơn mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của pin trong dài hạn.
  • Ô tô lội nước sâu có cần thay dầu động cơ không?
    Ô tô lội nước sâu có cần thay dầu động cơ không?
    Sau khi điều khiển xe qua khu vực ngập nước sâu, chủ xe nên kiểm tra chất lượng dầu để xác định liệu có cần thay mới hay không. Việc này giúp đảm bảo tránh lãng phí không cần thiết và duy trì hiệu suất động cơ tối ưu.
  • Láng đĩa phanh khắc phục phanh kêu phanh không ăn
    Láng đĩa phanh khắc phục phanh kêu phanh không ăn
    Sau nhiều năm sử dụng, đĩa phanh ô tô có thể bị xuất hiện vết xước và vết rãnh, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất phanh của xe. Khi gặp phải tình trạng này, việc thực hiện quá trình láng đĩa phanh trở nên cần thiết để khôi phục khả năng phanh và đảm bảo an toàn khi lái xe.