Cảm biến vị trí bướm ga - TPS Sensor: 9 yếu tố quan trọng nhất

Thứ Năm, 21/12/2023 - 12:49

Cảm biến vị trí bướm ga có tác dụng giúp điều chỉnh lượng nhiên liệu phù hợp với động cơ. Nếu bộ phận này xảy ra trục trặc sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất vận

Cảm biến vị trí bướm ga có tác dụng giúp điều chỉnh lượng nhiên liệu phù hợp với động cơ. Nếu bộ phận này xảy ra trục trặc sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của phương tiện, do đó người dùng cần bảo dưỡng thường xuyên để tránh các hư hỏng về sau.

Chức năng và nhiệm vụ?

Cảm biến vị trí bướm ga có nhiệm vụ xác định độ mở của bướm ga và gửi thông tin về bộ xử lý trung tâm giúp điều chỉnh lượng phun nhiên liệu tối ưu theo độ mở bướm ga. Trên các dòng xe sử dụng hộp số tự động, vị trí bướm ga là thông số quan trọng để kiểm soát quá trình chuyển số.

Phân loại Có 3 loại cảm biến vị trí bướm ga:

  • Loại tiếp điểm

  • Loại tuyến tính

  • Loại phần tử Hall

Nguyên lý hoạt động

  • Nguyên lý chung

    Bướm ga được mở ga hoặc đóng lại khi tài xế đạp hoặc nhả bàn đạp ga. Lúc này, cảm biến bướm ga sẽ ghi lại hoạt động mở của bướm ga và chuyển hóa góc mở bướm ga thành một tín hiệu điện áp và gửi tới ECU.

  • Nguyên lý làm việc loại tiếp điểm

    Loại cảm biến này dùng tiếp điểm không tải (IDL) và tiếp điểm trợ tải (PSW) để phát hiện xem động cơ đang chạy không tải hoặc chạy dưới tải trọng lớn. Khi bướm ga được đóng hoàn toàn, tiếp điểm IDL đóng ON và tiếp điểm PSW ngắt OFF. ECU động cơ xác định rằng động cơ đang chạy không tải. Khi đạp bàn đạp ga, tiếp điểm IDL sẽ bị ngắt OFF, và khi bướm ga mở quá một điểm xác định, tiếp điểm PSW sẽ đóng ON, tại thời điểm này ECU động cơ xác định rằng động cơ đang chạy tải nặng.

Điện áp 5V đi qua một điện trở trong ECU đưa đến cực IDL và cực PSW. Ở vị trí cầm chừng, điệp áp từ cực IDL qua công tắc tiếp xúc IDL về mass. Ở vị trí toàn tải, điện áp từ cực PSW qua công tắc tiếp xúc PSW về mass.

  • Nguyên lý làm việc loại tuyến tính

    Khi cánh bướm ga mở, con trượt trượt dọc theo điện trở và tạo ra điện áp tăng dần ở cực VTA tương ứng với góc mở cánh bướm ga. Khi cánh bướm ga đóng hoàn toàn, tiếp điểm cầm chừng nối cực IDL với cực E2. Tín hiệu sẽ được đưa đến những hộp điều khiển khác để thực hiện việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cho động cơ.

  • Nguyên lý làm việc loại phần tử Hall

    Khi bướm ga mở, các nam châm quay cùng một lúc, và các nam châm này thay đổi vị trí của chúng. Vào lúc đó, IC Hall phát hiện sự thay đổi từ thông gây ra bởi sự thay đổi của vị trí nam châm và tạo ra điện áp ra của hiệu ứng Hall từ các cực VTA1 và VTA2 theo mức thay đổi này. Tín hiệu được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga.

Cấu tạo

  • Loại tiếp điểm + Một cần xoay đồng trục với cánh bướm ga. + Cam dẫn hướng xoay theo cần. + Tiếp điểm di động di chuyển dọc theo rãnh của cam dẫn hướng. + Tiếp điểm cầm chừng (IDL). + Tiếp điểm toàn tải (PSW).
  • Loại tuyến tính Loại cảm biến này gồm có 2 con trượt và một điện trở và các tiếp điểm cho các tín hiệu IDL và VTA được cung cấp ở các đầu của mỗi tiếp điểm.
  • Loại phần tử Hall Cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử Hall gồm có mạch IC Hall làm bằng các phần tử Hall và các nam châm quay quanh chúng. Các nam châm được lắp ở trên trục bướm ga và quay cùng với bướm ga.

Cách kiểm tra

Khi kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga, ta thực hiện theo 2 bước

  • Bước 1: Kiểm tra điện áp cấp nguồn của cảm biến. Dùng đồng hồ VOM, đo điện áp khi khóa điện được bật. Nếu điện áp giữa chân VC – E có giá trị 4,5 – 5,5 V thì cảm biến còn hoạt động.
  • Bước 2: Kiểm tra giá trị điện áp giữa các châm cảm biến. + Đối với cảm biến loại tiếp điểm, chúng ta kiểm tra điện trở giữa các chân và khe hở giữa cần và vít hạn chế của cảm biến.
  • + Đối với cảm biến loại tuyến tính, chúng ta đo điện áp giữa các chân của cảm biến với các giá trị tiêu chuẩn sau:

Hy vọng, với những xhia sẻ trên bạn đã biết hơn về cảm biến vị trí bướm ga. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thì liên hệ ngay với VATC theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhé

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo, có gì khác biệt?

Về cơ bản, hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo đều là những tính năng an toàn giúp xe tăng độ bám đường. Nhưng cả hai hệ thống này cơ bản lại không giống nhau.

Hyundai Smartstream là gì – Hệ thống truyền động thông minh Hyundai

Hiệu suất của một chiếc ô tô được cho là được xác định bởi chuyển động của nó - chạy nhanh, chạy mạnh. Nhưng trong những năm gần đây, một số tiêu chuẩn mới đã được bổ sung để bổ sung cho các tiêu chí này, bao gồm tính thân thiện với môi trường và

Ai đã phát minh ra xe ô tô chạy bằng hơi nước

Ô tô - một phương tiện giao thông vận tải tuyệt vời như chúng ta biết ngày nay không phải chỉ do một nhà phát minh nào phát minh ra trong một ngày. Đúng hơn, lịch sử của ô tô phản ánh một quá trình phát triển diễn ra trên toàn thế giới, là kết

Lịch sử hình thành các đời xe Kia Carnival ở Việt Nam và trên thế giới

Carnival là mẫu xe SUV đô thị có tính đa dụng, tiện nghi và sang trọng bậc nhất tại nhiều thị trường trên thế giới. Sản phẩm kết hợp sự năng động, mạnh mẽ đặc trưng của dòng xe SUV cùng không gian sang trọng, tiện nghi ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại tạo nên chuẩn mực mới trong phân khúc.

Lịch sử các đời xe Suzuki Ciaz ở Việt Nam và thế giới

Suzuki Ciaz là mẫu sedan phân khúc B được Suzuki ra mắt từ năm 2014 cho các thị trường châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh

Có thể bạn quan tâm

  • Lịch sử hình thành và các đời xe BMW X3
    Lịch sử hình thành và các đời xe BMW X3
    BMW X3 là một đại diện xuất sắc trong phân khúc crossover SUV hạng sang nhỏ gọn. Ra mắt từ năm 2003 và phát triển trên nền tảng của dòng BMW 3 Series, X3 đã dần khẳng định vị thế của mình nhờ vào sự cân bằng hoàn hảo giữa thiết kế và hiệu năng.
  • Lịch sử hình thành và các thế hệ xe Toyota Yaris
    Lịch sử hình thành và các thế hệ xe Toyota Yaris
    Toyota Yaris là một trong những mẫu xe supermini/subcompact thành công và được yêu thích nhất của Toyota. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1999, Toyota Yaris đã thay thế vị trí của hai dòng xe trước đó là Toyota Starlet và Tercel. Tính đến thời điểm hiện tại, Yaris đã trải qua 4 thế hệ cải tiến và phát triển, minh chứng cho sự bền bỉ và sức hấp dẫn của mẫu xe này trong phân khúc xe nhỏ gọn.
  • Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống phanh ô tô
    Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống phanh ô tô
    Hệ thống phanh và trợ lực phanh hiện đại rất ấn tượng. Các nhà sản xuất của chúng cạnh tranh với nhau để cung cấp các giải pháp phanh hiệu quả và thoải mái nhất. Tuy nhiên, con đường để đạt được các giải pháp kỹ thuật hiện tại còn rất dài.
  • Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là gì
    Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là gì
    Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là một trong những tính năng đảm bảo an toàn cho người sử dụng, được trang bị hầu hết trên các dòng xe hơi hiện nay.
  • Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe ô tô MG
    Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe ô tô MG
    Thương hiệu MG (viết tắt của Morris Garages) mang trong mình một di sản nổi bật và sự phát triển không ngừng nghỉ. Được thành lập vào năm 1924 tại Vương quốc Anh, MG không chỉ là một thương hiệu ô tô mà còn là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô Anh Quốc với hơn 90 năm lịch sử.