Ô tô chở quá bao nhiêu người thì bị CSGT phạt?
Thứ Năm, 20/07/2023 - 10:47
Nhiều người thắc mắc, không biết chở quá số người trên đăng ký xe, ví dụ như xe ghi 5 chỗ ngồi nhưng lại chở đến 6-7 người, có bị CSGT phạt không và nếu có thì mức phạt như thế nào?
Tuỳ từng trường hợp, việc chở quá đông người trên xe sẽ bị phạt từ vài trăm đến vài triệu đồng. (Ảnh minh hoạ: CSGT)
Về vấn đề này, các chuyên gia về pháp lý cho rằng, việc ô tô tuỳ từng loại có chở thêm một vài người trên xe trong một số trường hợp vẫn được chấp nhận và không bị xử phạt. Số người cho phép chở thêm được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (Nghị định 100)
Cụ thể, theo khoản 2, Điều 23 Nghị định 100, người điều khiển phương tiện giao thông được phép chở thêm một số người nhất định, cụ thể:
- Xe dưới 10 chỗ ngồi: Được phép chở quá 1 người;
- Xe 10 - 15 chỗ ngồi: Được phép chở quá 2 người;
- Xe 16 - 30 chỗ ngồi: Được phép chở quá 3 người;
- Xe trên 30 chỗ ngồi: Được phép chở quá 4 người;
Đối với trường hợp chở quá số người quy định nói trên, tài xế sẽ bị CSGT phạt tiền với mức 400-600 nghìn đồng/người vượt quá.
Còn tại khoản 4, Điều 23 Nghị định 100, đối với xe chở khách chạy tuyến cố định trên 300 km, mỗi người chở quá sẽ bị phạt khá nặng, ở mức từ 1-2 triệu đồng.
Với xe khách tuyến cố định, việc chở quá số người quy định bị xử phạt khá nặng ở mức 1-2 triệu mỗi người. (Ảnh minh hoạ: Đình Hiếu)
Như vậy, đối với xe có đăng ký 5 chỗ ngồi, vẫn có thể chở được 6 người; còn xe 7 chỗ vẫn chở được 8 người bao gồm cả lái xe mà không bị CSGT xử phạt.
Tuy nhiên, các chuyên gia về lái xe an toàn khuyên rằng, dù quy định có phép chở thêm một số người nhất định nhưng lái xe chỉ nên chở đúng số người theo thiết kế bởi nhà sản xuất đã tính toán để ô tô có thể vận hành tốt và an toàn nhất khi chở tối đa số người như vậy.
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng chỉ bố trí số dây an toàn đúng theo số chỗ ngồi, do vậy nếu chở quá dù chủ 1 người đồng nghĩa với việc người đó không được trang bị dây an toàn, có nguy cơ thương vong cao khi xe không may gặp tai nạn trên đường.
Khoản 3, Điều 5 Nghị định 100 cũng quy định mức xử phạt từ 800.000-1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe hoặc chở người trên xe không thắt dây an toàn khi lưu thông trên đường.
Tin cũ hơn
Vì sao giá phụ tùng chính hãng luôn đắt hơn gara ngoài?
Khi đi sửa xe, người dùng luôn nhận thấy giá phụ tùng chính hãng đắt hơn so với giá ở ngoài gara, tại sao lại có sự chênh lệch này?
Mua xe điện mini, nên tậu ngay Wuling HongGuang hay đặt cọc chờ VinFast VF 3
Có cần nâng cấp đĩa phanh có lỗ thông gió?
Nuôi xe điện hay xe xăng tốn hơn?
Xe điện đang ngày càng phổ biến trên thị trường và vấn đề được nhiều người quan tâm là chi phí nuôi xe điện hay xe xăng tốn hơn?
Sau 5 năm, nếu không mua xe mới để cấp lại biển số định danh đã thu hồi thì có thể sẽ mất biển số đó
Có thể bạn quan tâm
-
Ô tô của bạn thường được hãng bảo hành những gì?Bảo hành ô tô là một yếu tố mà các chủ phương tiện luôn chú ý, đặc biệt là sau khi mua xe mới hoặc khi xe gặp sự cố. Vậy, những bộ phận nào trên ô tô thường được bảo hành miễn phí?
-
Xe Hybrid hay điện: lựa chọn nào tiết kiệm hơn?Để tối ưu hóa chi phí vận hành, nhiều khách hàng hiện đang cân nhắc giữa việc mua xe điện và xe hybrid.
-
Dầu ô tô đi lâu gấp 10 lần dầu xe máy, lý do tại sao?Xe máy thường có khả năng giải nhiệt kém hơn so với ô tô, điều này phần nào là do vòng tua máy thường cao hơn. Một yếu tố quan trọng khác là độ bền của dầu máy, mà ở xe máy thường không đạt được mức như ở ô tô.
-
Pin ô tô chưa cạn có nên sạc không?Khách hàng mới sử dụng ô tô điện thường băn khoăn về việc có nên sạc xe khi pin chưa cạn hoàn toàn hay không.
-
Nút bấm khẩn cấp trên trụ sạc xe điện có tác dụng gì?Nút khẩn cấp (Emergency Stop) trên trụ sạc xe điện giúp ngắt tạm thời dòng điện truyền đến xe, được dùng khi có sự cố không thể kiểm soát như chập điện hoặc cháy nổ.