Có cần thiết mở nắp ca-pô xe ô tô điện để kiểm tra khoang động cơ không?

Thứ Bảy, 03/08/2024 - 10:47 - linhltm

Nắp capo xe ô tô là một trong những bộ phận ngoại thất quan trọng của xe có nhiệm vụ bảo vệ và đảm bảo an toàn cho hệ thống động cơ. Tuy nhiên với xe điện thì không cần thiết phải thường xuyên kiểm tra khoang động cơ.
 

Nắp capo là gì? Chức năng của nắp capo

Nắp capo hay còn được gọi là mui xe. Đây là bộ phận thuộc phần ngoại thất, có bản lề nằm trên khoang động cơ được đặt phía trước của xe. Hầu hết nắp capo xe ô tô thường được làm từ thép hoặc nhôm. Đặc biệt, trên những mẫu siêu xe thể thao hiệu năng cao, phần nắp capo có thể được chế tạo từ các vật liệu cao cấp khác như sợi các bon, sợi thủy tinh,..

Dưới nắp capo xe điện VinFast VF8

Công dụng chính của nắp capo là giúp bảo vệ khoang động cơ cũng như các bộ phận được kết nối an toàn hơn. Nắp capo có thể dễ dàng đóng mở tùy ý nhằm phục vụ cho mục đích bảo dưỡng và sửa chữa xe một cách thuận tiện nhất. Nắp capo với cấu tạo là cụm chi tiết gồm nhiều tấm kim loại được hàn/dập với khung cứng phía trong, kết hợp với phần khung vỏ xe, tạo thành khoang động cơ cứng vững phía đầu xe, giúp cho những bộ phận cũng như linh kiện bên trong khoang đông cơ luôn được bảo vệ một cách tối đa và an toàn nhất. Nắp capo cũng góp phần hạn chế tiếng ồn từ động cơ phát ra. Trong trường hợp xảy ra va chạm, nắp capo có thể biến dạng để hấp thụ một phần ngoại lực, giảm thiểu tác động do va chạm gây lên cho người lái. Bên cạnh đó, vì là 1 chi tiết thuộc phần vỏ xe, nên nắp capo góp phần hoàn thiện ngoại thất chiếc xe và đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến khả năng khí động học của xe.

Có thể nói rằng, đây là một trong những bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thân vỏ của xe.

Với xe điện, động cơ chỉ cần kiểm tra định kỳ

Đối với xe động cơ đốt trong, kiểm tra khoang động cơ là một việc làm cần thiết để phát hiện những bất thường và đảm bảo động cơ hoạt động một cách hiệu quả, bền bỉ.

Tác dụng của việc kiểm tra khoang động cơ là phát hiện và loại bỏ lớp bụi, chất bẩn bám trên các chi tiết máy, đảm bảo các chất lỏng bôi trơn không bị thiếu hụt. Những tác nhân này có thể gây ra sự cản trở trong quá trình vận hành, làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu và làm giảm hiệu suất của động cơ. Kiểm tra khoang động cơ định kỳ động cơ đốt trong còn nhằm xem chúng có được tản nhiệt theo đúng thiết kế hay không.

Chủ xe không cần thiết phải kiểm tra thường xuyên khoang động cơ ô tô điện. Ảnh minh họa.

Khác với xe ô truyền thống, xe điện sử dụng năng lượng điện để vận hành động cơ, không cần nước làm mát, chất bôi trơn, lọc nhớt, dây đai dẫn động và lọc gió… giống như động cơ xăng nên không cần bảo dưỡng, thay thế thường xuyên các chi tiết này.

Cho nên việc kiểm tra khoang động cơ xe điện thường xuyên là không cần thiết. Việc bảo dưỡng động cơ điện cũng đơn giản hơn rất nhiều so với xe ô tô chạy bằng xăng.

Ô tô điện cần bảo dưỡng những gì?

So với động cơ xăng, động cơ xe ô tô điện đã bỏ đi khoảng 20 bộ phận chuyển động nên việc bảo dưỡng sẽ đơn giản hơn, ít hơn, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, một số bộ phận của xe ô tô điện vẫn cần được bao dưỡng định kỳ.

Động cơ điện

Về cơ bản, ô tô điện chỉ cần sử dụng động cơ điện và pin để vận hành, nên đây là hai bộ phận quan trọng cần được bảo dưỡng định kỳ. Đối với động cơ điện chỉ có 2 chi tiết có thể hao mòn theo thời gian là cụm xoay và cụm đứng yên. Việc bảo dưỡng động cơ điện đơn giản chỉ là vệ sinh, bôi trơn bạc đạn, kiểm tra hệ thống dây dẫn…

Pin và động cơ là hai bộ phận quan trọng cần được bảo dưỡng định kỳ trên xe điện. Ảnh minh họa.

Pin

Hệ thống pin có thể lưu trữ và cung cấp năng lượng cho các bộ phận khác, giúp xe vận hành an toàn, hiệu quả. Các loại pin ô tô điện cần được kiểm tra và bổ sung chất làm mát. Đây là khâu quan trọng vì khi pin xe không được làm mát có thể dẫn đến hiện tượng cháy nổ.

Để đảm bảo pin được làm mát và hoạt động bình thường, không bị pin ảo, chai pin, hư hỏng… cần đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp để nhận tư vấn và theo dõi chất lượng pin định kỳ.

Bên cạnh đó, cần tiến hành bảo dưỡng các bộ phận khác như: Bộ lọc không khí, hệ thống túi khí, đèn chiếu sáng… Nếu bảo dưỡng ô tô đúng cách, sẽ đảm bảo cho quá trình vận hành của ô tô luôn trong trạng thái ổn định, di chuyển êm mượt, tiết kiệm nhiên liệu và duy trì tuổi thọ lâu dài.

Chia sẻ

Tags:

Tin cũ hơn

Vào mùa nắng nóng những bộ phận trên ô tô dễ gặp trục trặc

Mùa hè là thời điểm chiếc xe của bạn dễ "dở chứng" bởi nhiều yếu tố bên ngoài tác động. Dưới đây là những bộ phận trên xe ô tô dễ hỏng hóc vào mùa nắng nóng.

Dấu hiệu nhận biết thước lái ô tô bị hỏng

Thước lái ô tô bị hỏng cần phải được phát hiện sớm và sửa chữa kịp thời để không làm ảnh hưởng các bộ phận khác trên xe hoặc dẫn tới nguy cơ gây tai nạn.

Bảo dưỡng Honda CR-V sau 10.000 km gồm những hạng mục nào?

Để đảm bảo an toàn cũng như mức độ vận hành của xe một cách ổn định thì việc bảo dưỡng xe thường xuyên và định kỳ là một điều rất cần thiết khi sở hữu một chiếc ô tô bất kỳ. Honda CR-V cũng không nằm ngoại lệ. Vậy sau 10.000 km, cần phải bảo dưỡng những hạng mục nào cho chiếc xe này?

5 cách tẩy keo dán phim cách nhiệt kính ô tô nhanh chóng tại nhà

Phương pháp đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà để loại bỏ lớp keo còn sót lại trên kính ô tô sau khi bóc phim cách nhiệt là sử dụng giấm ăn.

Những vấn đề thường gặp ở hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô và cách khắc phục

Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng của động cơ, nó cùng với các hệ thống khác kết hợp với nhau để đảm bảo tình trạng hoạt động của xe một cách ổn định nhất. Giữ vai trò quan trọng như vậy, hệ thống đánh lửa có hai nhiệm vụ chính là tạo dòng điện đủ mạnh (> 20.000V) để có thể phóng qua khe hở đánh lửa bugi và đốt cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu, nhiệm vụ quan trọng nữa đo là phải đánh lửa đúng thời điểm động cơ cần để đốt cháy hòa khí một cách triệt để, tạo công suất lớn nhất và giảm ô nhiễm môi trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Bí quyết chăm sóc ô tô tại nhà với những vật dụng đơn giản
    Bí quyết chăm sóc ô tô tại nhà với những vật dụng đơn giản
    Việc bảo dưỡng và chăm sóc ô tô định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và tuổi thọ xe, tuy nhiên, chi phí cho các dịch vụ này không hề nhỏ. May mắn thay, ngay trong ngôi nhà của bạn có nhiều vật dụng quen thuộc có thể tận dụng để làm sạch và bảo dưỡng xe một cách hiệu quả mà không cần đến các sản phẩm chuyên dụng đắt tiền. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những mẹo hữu ích giúp bạn chăm sóc ô tô bằng những vật dụng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ.
  • Các mẹo đơn giản để khử mùi nội thất ô tô mới hiệu quả nhất
    Các mẹo đơn giản để khử mùi nội thất ô tô mới hiệu quả nhất
    Để khử mùi nội thất ô tô mới, bạn có thể mở cửa xe và để xe phơi nắng, đồng thời đặt các loại quả hoặc lá có mùi thơm vào trong xe. Ngoài ra, sử dụng các dung dịch khử mùi chuyên dụng cũng là một giải pháp hiệu quả.
  • Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra và thay thế cầu chì ô tô tại nhà
    Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra và thay thế cầu chì ô tô tại nhà
    Cầu chì trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các thiết bị điện khỏi nguy cơ hư hỏng hoặc chập cháy do hiện tượng ngắn mạch hay quá tải. Khi dòng điện đột ngột vượt quá mức cho phép, cầu chì sẽ tự động ngắt để ngăn chặn rủi ro. Nếu các thiết bị như còi xe, radio hoặc đèn chiếu sáng nội thất ngừng hoạt động, rất có thể cầu chì đã bị đứt. Đặc biệt, nếu tình trạng này xảy ra liên tục, đó là dấu hiệu của sự cố hệ thống điện, đòi hỏi bạn phải kiểm tra và khắc phục ngay để đảm bảo an toàn cho xe.
  • Có nên xịt rửa khoang máy ô tô? những điều bạn cần biết
    Có nên xịt rửa khoang máy ô tô? những điều bạn cần biết
    Nhiều chủ xe thường lo ngại về việc xịt rửa trực tiếp khoang máy ô tô, vì sợ rằng nước có thể gây hư hỏng các bộ phận điện tử trong hệ thống.
  • Để xe lâu không chạy cách giữ ô tô luôn bền bỉ như mới
    Để xe lâu không chạy cách giữ ô tô luôn bền bỉ như mới
    Vì nhiều lý do khác nhau, ô tô có thể không được sử dụng trong một thời gian dài. Để đảm bảo xe luôn trong tình trạng tốt, người dùng cần lưu ý một số biện pháp bảo quản quan trọng dưới đây.