Khi nào nên lấy gió trong và gió ngoài trên ô tô?

Thứ Hai, 08/01/2024 - 09:12 - hoangvv

Hai chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên hệ thống điều hòa ô tô có những tác dụng rất khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, đảm bảo sức khoẻ cho những người trên xe.

Đa số các mẫu ô tô hiện này đều được trang bị 2 chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài, thường được hiển thị bởi một nút bấm hoặc cần gạt trên bảng điều khiển tap lô của xe. Rất nhiều người mới lái, thậm chí lái xe lâu năm không để ý hoặc không hiểu ý nghĩa, sự khác biệt và lúc nào thì nên chọn chế độ lấy gió trong, còn lúc nào nên lấy gió ngoài.

Nút lấy gió trong trên cụm điều khiển điều hoà thường có ký hiệu mũi tên "quay đầu" trong xe. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Sự khác nhau của hai chế độ lấy gió

Giống như tên gọi, lấy gió ngoài là chế độ hệ thống điều hoà, quạt gió sẽ hút luồng không khí từ môi trường bên ngoài vào trong xe. Không khí này sẽ đi qua lọc gió, sau đó vào giàn nóng của điều hoà trước khi được đưa vào để duy trì nhiệt độ trong cabin ô tô.

Ưu điểm của chế độ lấy gió này đó là không khí trong xe luôn được thay đổi, giàu ô xy, giúp những người trên xe tỉnh táo, đỡ say xe hơn. Tuy nhiên chế độ này cũng có nhược điểm là nếu nguồn không khí bên ngoài không sạch thì trong xe sẽ rất mùi. Vào mùa hè, khi nhiệt độ không khí rất cao, việc lấy gió ngoài sẽ gây áp lực cho hệ thống điều hoà của xe.

Ngược lại, ở chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ sử dụng chính nguồn không khí bên trong khoang lái, chạy qua lọc gió điều hoà và quay ngược trở lại các cửa gió. Hiểu một cách khác, không khí này sẽ được "tái sử dụng" liên tục bên trong xe.

Chế độ này thường được các lái xe sử dụng do có ưu điểm là tránh được không khí ô nhiễm và mùi khó chịu bị hút vào cabin. Ngoài ra, chế độ này cũng có khả năng làm mát nhanh hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu đáng kể, nhất là vào mùa hè. Tuy vậy, nếu lấy gió trong quá lâu, lượng ô xy trong cabin sẽ giảm sút, khiến những người trên xe dễ say, khó thở.

Hiểu về cơ chế hoạt động và ưu nhược điểm của mỗi chế độ lấy gió sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí trong khoang lái. (Ảnh minh hoạ).

Khi nào nên lấy gió trong, khi nào lấy gió ngoài?

Theo các tài xế giàu kinh nghiệm, tùy vào điều kiện sử dụng môi trường bên ngoài, có thể sử dụng hai chế độ này một cách linh hoạt, cụ thể như sau:

- Lấy gió ngoài: Nên sử dụng ngay lúc khởi động xe để lấy khí tươi từ bên ngoài. Phù hợp khi lái xe với tốc độ khá cao, chở đông người, đi đường dài ngoài đô thị và những nơi có không khí trong lành, mát mẻ.

- Lấy gió trong: Phù hợp với mọi dải tốc độ, đặc biệt là đi trong thành phố. Nên dùng trong điều kiện nhiệt độ cao (mùa hè), chất lượng môi trường bên ngoài không tốt (ô nhiễm, có bụi, mùi,...) và khi đi dưới trời mưa để tránh hút ẩm vào cabin và kính lái.

Ở nhiều dòng xe đời mới có chế độ điều hoà tự động, khi đó hệ thống cảm biến của chiếc xe sẽ tự tính toán và đưa ra chế độ lấy gió phù hợp.

Tuy vậy, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên người dùng nên chủ động sử dụng kết hợp cả hai chế độ này để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Đồng thời chủ xe nên bảo dưỡng hệ thống điều hòa, thay lọc gió định kỳ và vệ sinh khoang nội thất, cửa gió để luôn có không khí sạch trong khoang lái.

Bạn có góc nhìn hoặc trải nghiệm gì về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Tai nạn là chuyện không của riêng ai, mẹo giúp chị em phụ nữ tránh nhầm chân ga và chân phanh

Sẽ không thừa nếu các chị em phụ nữ tự trang bị những kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống. Cùng CafeAuto học nhanh những mẹo sau để tránh nhầm chân ga vs chân phanh.

Các nước kiểm soát chất lượng ô tô thế nào trước khi cấp phép lưu hành?

Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu yêu cầu ô tô phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn an toàn phương tiện trước khi có thể bán ra thị trường.

Các thiết bị điện vẫn có thể sử dụng sau khi xe đã tắt máy

Khi tắt máy, thông thường các hệ thống điện chính trong xe sẽ ngừng hoạt động, tuy nhiên không phải tất cả đều tắt hoàn toàn.

Tài xế bất ngờ bị đột quỵ, khách đi cùng nên làm gì

Sau vụ việc thương tâm về một tài xế tuyến Tp. HCM - Bình Thuận bất ngờ lên cơn co giật và không may qua đời đã nhưng trước đó vẫn kịp dừng xe khiến không ít người tỏ lòng xót thương.

Sử dụng kiểm soát hành trình Cruise Control có tiết kiệm nhiên liệu?

Hệ thống kiểm soát hành trình ngày càng phổ biến trên xe ô tô cho thấy lợi ích về mặt trải nghiệm lái, nhưng nó có thực sự tiết kiệm nhiên liệu như quảng cáo?

Có thể bạn quan tâm

  • 9 bí quyết vàng để đánh bại cơn buồn ngủ khi lái xe
    9 bí quyết vàng để đánh bại cơn buồn ngủ khi lái xe
    Lái xe trong trạng thái buồn ngủ không chỉ đe dọa sự an toàn của chính tài xế mà còn gây nguy hiểm cho hành khách và những người tham gia giao thông khác.
  • Qua gờ giảm tốc và ổ gà: Đạp phanh hay không? lời khuyên từ chuyên gia
    Qua gờ giảm tốc và ổ gà: Đạp phanh hay không? lời khuyên từ chuyên gia
    Đạp phanh khi đi qua ổ gà hoặc gờ giảm tốc có thể gây hư hại nghiêm trọng cho xe, đặc biệt là hệ thống treo. Do đó, tài xế nên giảm tốc độ từ xa để hạn chế tác động tiêu cực lên phương tiện.
  • Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS
    Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS
    Theo tổ chức IIHS của Mỹ, nhiều tài xế cho rằng các cảnh báo bằng âm thanh liên quan đến các công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS dễ gây ra nhiều sự khó chịu hơn hữu ích.
  • Có nên bật đèn khẩn cấp khi lùi xe?
    Có nên bật đèn khẩn cấp khi lùi xe?
    Việc lùi xe tại những khu vực công cộng đông đúc hay trong các khu dân cư luôn đòi hỏi tài xế phải có kỹ năng xử lý tinh tế và khả năng quan sát vượt trội. Đây là những tình huống mà sự am hiểu và kinh nghiệm lái xe thực tế đóng vai trò quan trọng, giúp tài xế phản ứng kịp thời và an toàn trước các yếu tố bất ngờ từ môi trường xung quanh.
  • Kinh nghiệm
    Kinh nghiệm "vàng" giúp bạn lái xe an toàn khi đi ngược nắng
    Lái xe trên những cung đường bị ánh nắng chiếu xiên, đặc biệt trong các khung giờ nắng gắt, luôn là một thách thức đối với các tài xế. Dù đang ở giai đoạn đầu mùa đông, cường độ ánh sáng mạnh và góc chiếu nghiêng của mặt trời vẫn có thể gây khó chịu, làm giảm tầm nhìn và tăng nguy cơ mất an toàn trên hành trình.