Giấy phép lái xe bị trừ hết 12 điểm có phải thi lại không?

Thứ Bảy, 29/06/2024 - 11:35 - tienkm

Theo quy định mới của Bộ Công an về Điểm của giấy phép lái xe, người lái xe khi bị trừ hết điểm sẽ phải chờ một khoảng thời gian nhất định trước khi được phép thực hiện các bài kiểm tra để phục hồi điểm.

Theo Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 27/6, Bộ Công an đã quy định về Điểm của giấy phép lái xe (GPLX). Theo Điều 58 của Luật này, điểm của GPLX được sử dụng để quản lý việc tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu, với mức tối đa là 12 điểm.

Theo các quy định của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ, mức độ vi phạm và tính chất hành vi sẽ xác định số điểm bị trừ trong giấy phép lái xe (GPLX). Dữ liệu về điểm bị trừ sẽ được cập nhật ngay vào hệ thống sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực và thông báo cho người vi phạm.

Điều 58 của Luật quy định rằng "GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất". Trường hợp GPLX bị trừ hết điểm, người lái xe không được phép điều khiển phương tiện giao thông theo loại GPLX đó.

Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX có thể tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nếu đạt kết quả yêu cầu, GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.

Tại Điều 59, Bộ Công an quy định về tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy.
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE.
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE.
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE.
  • Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Sử dụng ô tô điện và xe xăng dầu: Loại nào tốn kém hơn?

Được coi là xu thế của tương lai, xe điện được quảng cáo với mức bảo dưỡng thấp hơn 40% so với ô tô xăng, dầu truyền thống.

Cuối năm 2023, muốn đổi màu sơn xe cần làm gì để không phạm luật

Sau một thời gian, người dùng có thể thay đổi màu sơn xe sang màu khác để tạo sự mới lạ tuy nhiên vẫn phải thực hiện một số thủ tục để tránh bị phạm luật.

Chủ xe tai nạn tố công ty bảo hiểm giả mạo công an khi giám định tổn thất

Chủ xe Nissan Sunny ở Ninh Bình tố bảo hiểm PVI giả mạo cán bộ Viện Khoa học hình sự trong cuộc làm việc giám định tổn thất xe ngày 10/12/2022.

Hãng bảo hiểm đua nhau ra mắt công nghệ giám định bồi thường xe cơ giới

Tích hợp công cụ giám định trên điện thoại, các công ty bảo hiểm kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ giải quyết bồi thường, bớt rào cản giấy tờ.

Thay đổi kích thước và màu đèn xi-nhan trên xe có bị CSGT phạt?

Màu vàng (hay màu hổ phách) thường được dùng làm đèn xi-nhan cho ô tô, xe máy để giúp người nhìn dễ hơn và hạn chế tối đa xảy ra tai nạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Nguyên nhân khiến ô tô hao nước làm mát và cách khắc phục hiệu quả
    Nguyên nhân khiến ô tô hao nước làm mát và cách khắc phục hiệu quả
    Việc hao nước làm mát thường xảy ra với xe cũ, khi các bộ phận bị khấu hao, hệ thống ống dẫn, gioăng phớt không còn kín khít.
  • Bí quyết bảo dưỡng ô tô mùa hè giúp xe luôn mát và an toàn
    Bí quyết bảo dưỡng ô tô mùa hè giúp xe luôn mát và an toàn
    Đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng, hệ thống làm mát động cơ cần được quan tâm kỹ lưỡng. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, động cơ có xu hướng nóng lên nhanh hơn so với bình thường. Nếu mức dung dịch làm mát không được đảm bảo đầy đủ hoặc đã suy giảm chất lượng sau một thời gian sử dụng, hệ thống sẽ không thể duy trì nhiệt độ ổn định, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất vận hành cũng như độ bền của động cơ.
  • Thiết bị định vị ô tô có dễ bị tháo? Chuyên gia hé lộ sự thật gây bất ngờ
    Thiết bị định vị ô tô có dễ bị tháo? Chuyên gia hé lộ sự thật gây bất ngờ
    Trên hầu hết các dòng xe cho thuê tự lái hiện nay, thiết bị định vị GPS gần như là trang bị bắt buộc, nhằm phục vụ hai mục đích chính: giám sát hành trình và bảo vệ tài sản của chủ xe. Việc lắp đặt này giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân cho thuê chủ động theo dõi vị trí phương tiện, đồng thời nhanh chóng ứng phó trong các tình huống rủi ro như khi người thuê có hành vi sử dụng xe sai mục đích hoặc có ý đồ chiếm đoạt tài sản.