Chính phủ Đức họp khẩn để giải cứu ngành ô tô

Thứ Năm, 26/09/2024 - 11:48 - hoangvv

Chính phủ Đức ngày 23/9 phải tổ chức một cuộc họp khẩn để tìm giải pháp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô đang vô cùng khó khăn, sắp phải đóng cửa nhiều nhà máy.

Cuộc họp khẩn trực tuyến do Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck chủ trì với sự tham gia của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Đức, Hiệp hội công nghiệp ô tô liên bang Đức (VDA), các nhà cung cấp lớn và công đoàn.

Cuộc họp khẩn được nhóm họp bởi hãng ô tô hàng đầu của Đức đang đối mặt với vô số thử thách, từ chi phí sản xuất cao đến tiến trình chuyển đổi sang ô tô điện ngày càng khó khăn và nhu cầu suy giảm tại thị trường trọng điểm nhất là Trung Quốc. Volkswagen (VW) là một trong số những tập đoàn chịu thiệt hại lớn nhất. Do sụt giảm thị phần mạnh mẽ ở khu vực châu Á.

Nhà máy biểu tượng Volkswagen ở nước Đức có nguy cơ phải đóng cửa do mất thị phần nhanh chóng

Nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu hồi đầu tháng 9 đã công bố kế hoạch gấp rút cắt giảm chi phí sản xuất và đang cân nhắc đóng cửa các nhà máy ở Đức, việc lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm qua, hãng nhắc đến.

Trước cuộc họp, CEO của Volkswagen, Oliver Blume nhấn mạnh cuộc họp hôm nay để tìm giải pháp hỗ trợ ngay lập tức cho ngành công nghiệp ô tô Đức. Trong số các giải pháp đề xuất có việc tái áp dụng trợ cấp cho xe điện, đã điều chỉnh giảm mạnh hồi năm ngoái dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về doanh số.

Volkswagen trước đó kêu gọi Chính phủ Đức trợ cấp 4.000 euro (4.450 USD) mỗi chiếc xe điện nếu nhà sản xuất cũng giảm giá 2.000 euro/chiếc, nhằm tăng doanh số. Ông Blume cho rằng phải có một gói biện pháp toàn diện, từ trợ cấp đến cắt giảm thuế quan và chi phí sạc đối với xe điện nhằm thu hút nhiều tiêu dùng hơn.

CEO của Mercedes-Benz, Ola Kallenius cho rằng phải giải quyết vấn đề cấp bách nhất là tiêu chuẩn khí thải ở châu Âu. Tuần trước, hàng loạt nhà sản xuất ô tô châu Âu đã kêu gọi EU hành động ngay lập tức để đối mặt với các lệnh tiêu chuẩn khí thải ngặt nghèo hơn sẽ có hiệu lực vào khoảng năm 2025 trong bối cảnh doanh số xe điện đang sụt giảm.

Các biện pháp chi tiết dự kiến sẽ không được thông báo ngay tại cuộc họp, và các quyết định sẽ được đưa ra tại cuộc họp. Các hãng xe Đức đã ghi nhận thị phần suy giảm trước cuộc cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ xe điện Trung Quốc. Trong khi đó, chi phí đầu vào tại Đức cao hơn, chủ yếu là do giá nhiên liệu tăng, đã làm tăng thêm chi phí của quốc gia châu Âu. Nhiều chuyên gia dự đoán, Trung Quốc sẽ nắm một phần ba thị phần ôtô toàn cầu vào năm 2020.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Sedan mất dần sức hút: Loạt mẫu xe tụt dốc doanh số

Trong tháng 2/2025, doanh số phân khúc sedan cỡ D chỉ đạt 156 xe, ghi nhận mức sụt giảm đáng kể so với tháng trước. Đáng chú ý, phần lớn các mẫu xe trong phân khúc này đều rơi vào danh sách những mẫu xe bán chậm nhất trên thị trường.

Doanh số hatchback cỡ A chạm mức thấp kỷ lục trong tháng 2

Doanh số của phân khúc hatchback cỡ A đạt 409 xe, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua.

Việt Nam sẽ thêm nhiều mẫu xe sang tiết kiệm nhiên liệu sắp về

Ngoài các mẫu xe điện, một số thương hiệu xe sang tại Việt Nam đang tích cực tăng thêm dải sản phẩm xe plug-in hybrid (xe điện sạc ngoài) để đáp ứng nhu cầu sử dụng xe xanh.

Hai nhà phân phối ô tô lớn đóng cửa bớt showroom hoạt động không hiệu quả

Savico và City Auto đóng cửa bớt địa điểm kinh doanh, trong khi Haxaco bơm tiền cho công ty con duy trì hoạt động

Ferrari Purosangue độ thân rộng, công suất 755 mã lực từ Novitec

Mẫu siêu SUV Ferrari Purosangue được hãng độ Novitec nâng cấp gói Esteso cải thiện ngoại thất thân rộng hơn và nâng sức mạnh lên đến 755 mã lực.

Có thể bạn quan tâm