Tự thú của người bán xe

Những bí ẩn của nghề kinh doanh ôtô được thể hiện qua 3 tháng làm nội gián của phóng viên trang Edmunds, một trong những cơ sở dữ liệu xe hơi khổng lồ nhất thế giới.

Tôi lái xe qua showroom đó hàng trăm bận mà chưa một lần dừng lại. Mỗi khi đi ngang, nhìn những nhân viên bán hàng đứng trước cửa, sơ mi trắng toát dưới nắng, đôi mắt như những con thú săn mồi khiến tôi tự hỏi "Ai là người ghé chân vào nơi ấy?".

Nhưng hôm nay tôi lái chiếc Dodge Conquest vào chỗ đỗ và cảm thấy những ánh mắt ném về phía mình. Mở cửa, một nhân viên bán xe đã đứng cạnh.

"Đây là Mitsubishi hay Dodge?" anh ta hỏi câu dạo đầu, hòng lấy lòng trước khi vào "công việc".

Vô-lăng chiếc Porsche Taycan.

"Xe Mitsubishi nhập khẩu bởi Dodge", tôi trả lời và đế nhanh thêm câu: "Tôi cần gặp ai để xin việc?".

Thái độ anh ta thay đổi trong tích tắc. Hóa ra tôi không đến mua xe, mà đến giành việc.

"Gặp lễ tân", anh thì thầm và chuồn thẳng.

Phía trong, lễ tân ngồi ở chiếc bàn hình bán nguyệt.

"Tôi muốn xin việc".

"Phòng nào?", cô ta vừa hỏi vừa ngáp.

"Bán hàng".

"Xe mới".

Cô đưa mẫu đơn, đặt lên bàn, rút thêm mẫu khác mà tôi trông giống bài trắc nghiệm SAT ở trường trung học. "Điền tất cả vào đây".

Tôi tới chỗ chiếc ghế đặt cạnh phòng bán hàng. Phía trong căn phòng chia làm hai và những người ở đây trông già, ăn mặc chỉnh tề và có vẻ uy quyền hơn mấy cậu ngoài sân. Họ ngồi trước màn hình máy tính và dường như đang theo dõi các nhân viên.

Nhìn vào tờ đơn, tôi tự hỏi "Mình sắp trở thành nhân viên bán xe?". Tôi là gã trung niên Mỹ. Một cây bút. Người được mô tả là có giọng nói nhẹ nhàng và kín đáo. Tại sao lại làm nghề nhàm chán nhất xã hội Mỹ?

Câu chuyện bắt đầu từ hai tháng trước, khi tôi tìm việc ở Edmunds, trang thông tin đồ sộ về xe hơi, với hành trang là người chấp bút quyển sách hướng dẫn mua và thuê xe cũ. Tôi hình dung nhiều về sự vương giả của công việc sắp làm. Nhưng biên tập viên Edmunds lại nói.

"Anh nghĩ gì về bản thỏa thuận làm nội gián?"

"Cái gì. Tôi không hiểu?", câu hỏi làm tôi mất khá lâu để suy đoán.

"Chúng tôi thuê anh làm việc cho Edmunds, rồi anh ra ngoài kia, tìm một chân bán xe trong 3 tháng", biên tập viên nói.

"Đi bán xe?", tôi hỏi trong hoang mang.

"Đúng".

"Ở đâu?".

"Bất cứ đâu anh tìm được việc. Tôi nghĩ anh nên làm ở ít nhất hai đại lý. Một có sức ép doanh số và công việc lớn. Một thì đỡ hơn. Anh có thể bỏ nơi làm việc đầu với lý do không chịu được sức ép. Như vậy anh dễ kiếm chỗ thứ hai hơn".

Biên tập viên giải thích rằng Edmunds muốn viết một chuỗi bài mô tả người bán xe với góc nhìn từ bên trong. Những bài báo tư vấn dĩ nhiên cần. Nhưng quan trọng hơn khi đặt vào địa vị người bán, chúng ta sẽ có thứ còn hơn cả thông tin mà kể cả khi phỏng vấn cựu nhân viên bán hàng cũng không thể có.

"Anh nghĩ gì?", biên tập viên hỏi tôi. "Thú vị chứ?".

Tôi có thói quen cố hữu ra là hay quyết định trước khi suy nghĩ thấu đáo, và đôi khi nuối tiếc về điều đó. Nhưng giờ tôi đang ở đây, tuổi trung niên và trải qua quá đủ những bồng bột của quá khứ. Chuẩn bị bước vào cuộc phiêu lưu khác là đi bán xe?

"Chắc chắn rồi, tôi sẽ làm". Một tuần sau Edmunds chấp nhận đơn xin việc.

Mất vài tuần trước khi chính thức làm việc và vài tuần nữa để chuẩn bị cho kế hoạch nội gián. Tôi tổng hợp tin quảng cáo trên báo, toàn những ngôn từ mạnh như: "Cần người bán xe chuyên nghiệp" hay "Bán xe ăn khách với giá gốc". Chúng làm tôi cảm nhận được sức ép của nghề này.

Một người bạn có văn phòng gần bãi xe. Anh thường ăn trưa cùng các nhân viên bán hàng và nghe họ khoác lác về những mẹo vặt. Một hôm có anh chàng biệt danh "Ông đồng hồ" gia nhập. Anh ta có thể lái xe từ bãi này sang bãi khác mà đồng hồ công-tơ-mét nhảy rất ít.

"Cậu có nghĩ mấy anh chàng này sẵn sàng nói bí mật của họ, nếu biết tôi làm ở Edmunds?", tôi hỏi người bạn.

"Họ sẽ giết cậu", anh nói thản nhiên và cười lớn. "Việc họ làm là nhét xác cậu vào cốp xe đối thủ".

Anh cố gắng làm tôi nhụt chí, đương nhiên rồi, bằng kiểu trả lời không chút đắn đo. Nhưng tôi tự nhủ rằng không thể có chuyện đó. Tôi không tới để làm hại đại lý, không ăn cắp hay phá phách công việc kinh doanh. Tôi chỉ muốn ghi lại những gì ẩn phía sau họ.

Mánh xin việc

Đống giấy tờ có phần "trắc nghiệm cá nhân" với 80 câu hỏi "Có hoặc Không". Không phải kiểu trả lời "Đúng-Sai". Nhiều câu khá ngây thơ như "Bạn có thích nghe nhạc?". Nhưng rồi tôi nhận ra đó là cách họ tìm hiểu về ứng viên, chẳng hạn câu 7 là "Bạn thích đi bar?" hoặc "Sau khi đi bar, bạn cảm thấy thoải mái?".

"Dave bảo nộp cái này cho anh ấy khi xong", tôi nói với lễ tân. Cô nhấn nút trên điện thoại: "Dave, ra ngoài sảnh chính". Rồi quay lại chỗ tôi: "Anh ấy sẽ ra ngay".

Tôi ngồi xuống nhưng Dave không "ra ngay". Hình như đại lý có thói quen bắt người ta đợi. Sau này tôi nhận ra đó không phải là thói quen vô tình mà là mánh khóe của nhân viên. Họ muốn kiểm soát khách hàng. Nếu chấp nhận ngồi đợi, có nghĩa khách ở thế yếu. Dĩ nhiên chiêu thức này áp dụng với cả người xin việc.

Trong lúc chờ tôi cố tỏ ra là ứng viên tiềm năng - ít nhất là có vẻ vậy. Ánh mắt háo hức và đầy thèm muốn. Dáng đứng mạnh mẽ, luôn sẵn sàng như chân mở rộng, tay chống nạnh, sơ-mi trắng cà-vạt. Tóc bóng mượt hất sau.

Chính vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác vô-lăng, việc tìm ra định nghĩa "vô-lăng cho cảm giác lái tốt" không hề dễ. Tuy nhiên, theo một số ý kiến của chuyên gia, vô-lăng tốt có thể được miêu tả bằng một số tình huống cụ thể.

Theo ông Gordon Murray, nhà nhà thiết kế hàng loạt mẫu xe đua Công thức 1 và siêu xe McLaren F1, một chiếc xe có vô-lăng tốt là khi "lốp xe đang rất bám đường, bỗng đi qua một đoạn đường trơn trượt, vô-lăng giảm một chút độ nặng khi đánh lái, đủ để chủ xe đánh giá được tình trạng mặt đường trơn trượt".

iám đốc quản lý thuộc tính sản phẩm tại hãng xe Lotus, ông Gavan Kershaw định nghĩa vô-lăng tốt là một vô-lăng luôn đáp ứng chính xác các yêu cầu của chủ xe mọi lúc, có nghĩa rằng nếu chủ xe tiến đến một góc cua, cần rẽ một góc 45 độ, thì vô-lăng phải thực hiện chính xác ý muốn của chủ xe kể từ thời điểm bắt đầu đánh lái, không gặp tình trạng thiếu lái hay thừa lái.

Có thể bạn quan tâm