Sạc xe điện ngoài trời mưa có an toàn không?

Thứ Hai, 06/11/2023 - 09:44

Xe điện và bộ sạc được thiết kế để chịu tác động của mọi kiểu thời tiết, nhưng vẫn có những lưu ý với người dùng khi sạc pin cho xe

"Xe có thể sạc khi trời mưa không?" là một câu hỏi vẫn được nhiều người thắc mắc về mảng xe điện hoặc xe plug-in hybrid.

Theo các chuyên gia, việc sạc xe điện dưới trời mưa hoàn toàn đảm bảo an toàn cho người lẫn phương tiện, vì xe điện lẫn trạm sạc đều được thử nghiệm kỹ lưỡng về tính an toàn dưới điều kiện khắc nghiệt mới có thể được bán ra trên thị trường.

Nước và điện là một sự kết hợp nguy hiểm, có thể gây tai nạn chết người. Do đó, pin và hệ thống sạc của xe được thiết kế để kín nước tối đa, và có tích hợp thêm nhiều công nghệ để bảo vệ tình trạng phóng điện, đoản mạch... Mỗi bước của quy trình sạc đều được tính toán kỹ nhằm bảo vệ người lái xe, các linh kiện điện tử phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt do các tổ chức an toàn trên thế giới đặt ra, trong đó có chuẩn Ingress Protection (IP) chỉ mức độ chống bụi/nước được đặt ra bởi Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission - IEC).

Theo các chuyên gia, việc sạc xe điện dưới trời mưa hoàn toàn đảm bảo an toàn cho người lẫn phương tiện

Chuẩn IP thể hiện mức độ chống bụi và nước của linh kiện điện tử, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo quy chuẩn IEC 60529, độ chống bụi được biểu thị qua con số đầu tiên, 1-6, độ chống nước là con số tiếp theo từ 1-8, số càng cao có nghĩa khả năng chống chịu yếu tố bụi/nước càng lớn.

Thông thường chỉ số IP của các đầu sạc đều có mức tối thiểu là ỊP54, có nghĩa chống bụi xâm nhập và có thể chịu nước tạt trực tiếp ở bất kỳ góc độ nào. Các dòng sản phẩm cao cấp hơn sẽ có mức kháng thời tiết tốt hơn, như súng sạc chuẩn IP68, có thể ngăn bụi xâm nhập hoàn toàn, và có thể ngâm ngập dưới nước nhưng vẫn không bị hỏng.

Các trụ sạc công cộng cũng được thiết kế và kiểm tra kỹ lưỡng để chống chịu với thời gian. Tại Việt Nam, sạc đi kèm của xe điện VinFast có chỉ số chống nước khác nhau, bao gồm IP65 (bộ điều khiển), IP55 (sạc khi cắm vào xe), và IP54 (sạc khi không cắm vào xe).

Bên cạnh việc chống nước, sạc và pin của xe điện còn được thiết kế để tránh tình trạng phóng điện, hoặc có cơ chế ngắt sạc khi phát hiện đoản mạch, có nước xâm nhập. Những cơ chế an toàn này nhằm bảo vệ khách hàng cũng như bộ pin của xe, tránh tình trạng cháy nổ xảy ra.

Như vậy, quy trình sạc cho xe điện khi trời mưa sẽ không khác so với lúc không mưa, trong trường hợp chấu sạc hoặc điểm kết nối bị ướt, việc sạc có thể bị ngừng. Lúc này, chủ xe cần làm khô đầu sạc và thử kết nối lại. Do đó, che chắn xe đang sạc lúc mưa là điều không cần thiết.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

12 Cách khử mùi hôi trong xe ô tô đơn giản, hiệu quả nhất

Với 12 cách khử mùi trong xe ô tô này sẽ giúp bạn loại triệt để các mùi hôi do khói thuốc, thức ăn, ẩm mốc, mùi thú cưng,... Giúp xe hơi bạn luôn trong sạch

Cách nào nhận biết bugi ô tô bị hỏng?

Bugi là một chi tiết nhỏ nên thường bị bỏ quên trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng, điều này dẫn đến động cơ hụt công suất

Những vấn đề thường gặp ở hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô và cách khắc phục

Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng của động cơ, nó cùng với các hệ thống khác kết hợp với nhau để đảm bảo tình trạng hoạt động của xe một cách ổn định nhất. Giữ vai trò quan trọng như vậy, hệ thống đánh lửa có hai nhiệm vụ chính là tạo dòng điện đủ mạnh (> 20.000V) để có thể phóng qua khe hở đánh lửa bugi và đốt cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu, nhiệm vụ quan trọng nữa đo là phải đánh lửa đúng thời điểm động cơ cần để đốt cháy hòa khí một cách triệt để, tạo công suất lớn nhất và giảm ô nhiễm môi trường.

4 nguyên nhân khiến vòng tua máy cao ở chế độ không tải

Có nhiều nguyên nhân gây ra vòng tua máy cao ở chế độ không tải, khi gặp phải tình trạng này cần phải kiểm tra và sửa chữa ngay.

11 nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không mát

Điều hòa ô tô không mát là tình trạng rất thường gặp, sau đây là 11 nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết

Có thể bạn quan tâm